Không giống như các môn thể thao có nhịp độ nhanh khác, có tỷ số thay đổi chóng mặt và có rất nhiều điểm trong một trận đấu. Trung bình mỗi trận bóng thường có số bàn thắng được ghi ở cả 2 đội thường không nhiều.
Vì thế rất dễ xảy ra tình trạng hòa ngang điểm nhau sau nhiều vòng loại. Thế nên, người ta đành phải xét các tiêu chí phụ. Để quyết định xem đội bóng nào sẽ được đi tiếp vào vòng trong. Đó là lý do khiến “Luật bàn thắng sân khách” là một trong những tiêu chí hàng đầu. Được áp dụng ở cho các liên đoàn bóng đá hàng đầu thế giới. Cùng kubet tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.
Định nghĩa luật bàn thắng sân khách
Luật bàn thắng sân khách trong tiếng anh được gọi là Away Goals Rule. Mà ở đó các vòng loại trực tiếp thông thường sẽ có 2 lượt đá, đó là lượt đi và lượt về. Đôi khi chúng sẽ có tổng tỉ số sau 2 lượt của 2 đội bóng là bằng nhau. Thế là luật bàn thắng sân khách được áp dụng.
Cụ thể Away Goals Rule được tính như sau: ở tất cả các trận lượt đi và lượt về. Đội nào ghi được nhiều bàn thắng trên sân đối phương hơn thì được đi tiếp. Nếu tỉ số này vẫn ngang bằng thì mới sử dụng các yếu tố khác nữa.
Luật bàn thắng sân khách được sử dụng lần đầu tiên trong giải UEFA Cup Winners Cup năm 1965-1966. Ở trận đấu giữa Budapest Honved và Dukla Prague. Từ đó điều luật này đã được áp dụng rộng rãi cho rất nhiều giải đấu lớn trên toàn thế giới.
Xem thêm: Tương lai của bóng đá thế giới – Mbappe cao bao nhiêu
Các giải đấu áp dụng luật bàn thắng sân khách hiện nay.
Các giải đấu đỉnh cao trên thế giới đang áp dụng luật bàn thắng sân khách ở thời điểm hiện tại có cả lượt đi lẫn lượt về đó là:
- Vòng loại trực tiếp siêu Cúp C1 Châu Âu (Champions League).
- Vòng loại trực tiếp Cúp C2 Châu Âu ( Europa League).
- Vòng loại trực tiếp Cúp C1 Châu Phi (Champions League).
- Vòng loại trực tiếp Cúp C2 Châu Phi (Confederation Cup).
- Mọi cặp đấu play off có lượt đi và lượt về trong vòng loại Euro và World Cup.
Đôi khi cũng xảy ra một số trận đấu đặc biệt áp dụng luật bàn thắng sân khách. Đó là trận đấu giữa Celtic và Legia Warsaw ở mùa giải Champions League 2014 – 2015.
Legia Warsaw đã thay thế một cầu thủ không hợp lệ vào trong trận lượt về của mình. Họ đã dành được chiến thắng ghi tới 3 bàn thắng, nhưng tỉ số cuối cùng của trận đấu chỉ là 2-0.
Bởi vì cầu thủ không hợp lệ đó ghi được một bàn thắng và nó đã không được công nhận. Kết thúc 2 lượt trận họ có tỉ số hòa nhau 4-4 và Celtic có 1 bàn thắng sân khách khiến họ giành được chiến thắng chung cuộc.
Bất cập tồn tại trong luật bàn thắng sân khách
Mù dù trên lý thuyết bàn thắng trên sân khách có vẻ khá công bằng và hợp lý. Thế nhưng nó vẫn tồn tại một số bất cập đáng chú ý.
Ở trong trận lượt về, khi kết thúc 90 phút thi đấu mà cả 2 chưa ghi được bàn thắng nào thì sẽ bắt đầu một hiệp phụ. Và cả hiệp phụ 2 đội vẫn không có bàn thắng nào thì hình thức đá luân lưu áp dụng để phân định.
Thế nhưng chỉ cần có bàn thắng trong hiệp phụ thì trận đấu sẽ kết thúc. Luật bàn thắng sân khách được sẽ áp dụng cho trận đấu này.
Vậy nên, rõ ràng đội khách có nhiều ưu thế hơn trong trận lượt về. Họ có được thời gian thi đấu nhiều hơn, dẫn đến có nhiều cơ hội ghi bàn hơn.
Tuy nhiên dù cho thế nào đi nữa, đó vẫn là trường hợp hi hữu ít khi xảy ra. Điều luật bàn thắng sân khách vẫn được sử dụng rộng rãi và phổ biến.
Ảnh 2: Những tồn tại trong luật bàn thắng sân khách
UEFA bỏ luật bàn thắng trên sân khách tại những giải đấu lớn của mình
Vừa qua, Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) đã có thông báo chính thức loại bỏ luật bàn thắng sân khách. Tại các giải đấu như Europa League hay Champions League bắt đầu từ mùa 2021-2022.
Quy định mới này sẽ áp dụng cho tất các giải đấu cao cấp tại CLB của UEFA. Bao gồm cả giải đấu nam lẫn giải đấu nữ và thế hệ trẻ.
Việc phân định thắng thua của tất cả đội tuyển tham dự Champions League và Europa League. Sẽ không còn phụ thuộc vào tổng số bàn thắng được ghi trên sân khách nữa.
Thay vào đó, UEFA cho biết rằng trong trường hợp 2 đội có tổng số bàn thắng bằng nhau trong 2 lượt trận. Họ bắt buộc phải đá thêm hiệp phụ trong trận lượt về. Khi chưa phân định được thắng thua mới tiến hành đá luân lưu.
Chia sẻ về quy định này, chủ tịch UEFA Aleksander Ceferin có phát ngôn rằng. Dù có sự không thống nhất hoàn toàn về quan điểm. Rất nhiều huấn luyện viên cùng cổ động viên và các bên liên quan đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về sự công bằng. Họ đều bày tỏ chung quan điểm đó là loại bỏ luật bàn thắng sân khách.
Ông Ceferin cũng đã giải thích thêm luật bàn thắng sân khách. Điều đó sẽ khiến đội chủ nhà trong trận lượt đi không thực sự chơi hết mình. Thay vào đó họ thiên hướng sẽ chơi phòng thủ và sợ bị thủng lưới.
Điều bất công cũng xảy ra tương tự đối với đội chủ nhà. Trong trận lượt về nhỡ không may bị thủng lưới 1 bàn trong hiệp phụ. Thì bắt buộc họ phải cố gắng có được 2 bàn thắng mới có được tấm vé đi tiếp.